Người lao động lưu ý: Lương tháng 13 là khoản lương quy định phải trả chứ không phải là tiền thưởng

Rate this post

Rất nhiều người lao động đã bị nhầm lẫn, cứ nghĩ lương tháng 13 được nhận vào dịp cuối năm chính là thưởng Tết, tuy nhiên 2 khái niệm này lại khác nhau hoàn toàn đấy nhé. Hãy tỉnh táo để bảo vệ quyền lợi của mình.

Lương tháng 13 không phải thưởng Tết

Mới đây, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã chia sẻ rằng: “Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang có sự nhập nhằng, không rõ ràng giữa đâu là lương tháng thứ 13 và thưởng Tết cho nhân viên“. Đồng thời đại đa số người lao động cũng bị “lừa cảm xúc” cứ tưởng khoản tiền mình nhận chính là thưởng tuy nhiên thực tế lại khác hoàn toàn.

Theo Luật Lao động Việt Nam, lương tháng thứ 13 và thưởng Tết khác nhau và không thể nhập vào làm một được. Người đi làm nên nhận thức rõ điều này để bảo đảm quyền lợi của mình.

Lương tháng 13 nhất thiết phải có còn thưởng Tết thì không tùy theo điều kiện

Cũng theo Bộ Luật Lao động, các doanh nghiệp nhất định phải trả đủ lương tháng thứ 13 cho nhân viên. Điều kiện là người lao động phải ký kết hợp đồng làm việc chính thức.

Bên cạnh đó, quy định hiện nay cũng không hề bắt các công ty phải thưởng Tết cho nhân viên. Vì lí do tạo điều kiện tốt hơn cho thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, không phải chủ đầu tư nào cũng ăn nên làm ra để thưởng cho nhân lực của mình.

Từ đó, nếu công ty chỉ trả 1 khoản tương đương với tháng lương của bạn vào dịp cuối năm thì rất có thể đó chỉ là tiền công làm việc mà doanh nghiệp phải bỏ ra thôi chứ chưa chắc đã là thưởng Tết đâu nhé.

Thưởng Tết không nhất thiết phải là tiền

Bên cạnh đó, Luật lao động còn mở rộng khái niệm “thưởng Tết”. Cụ thể, doanh nghiệp không cần phải quy hết về tài chính để tặng thưởng cho người lao động, mà có thể dùng chính sản phẩm của công ty, thậm chí chúc Tết hay thăm hỏi động viên cũng có thể là… thưởng.

Mỗi doanh nghiệp lại có một chiến luợc quản lý nhân sự và chế độ đãi ngộ khác nhau. Là người lao động, chúng ta nên nắm rõ luật phải để hiểu đâu là quyền và trách nhiệm của bản thân mình. Nếu ta làm tốt, đóng góp tích cực cho công ty thì chẳng cần phải lo nghĩ phải không nào? Rất nhiều người để lại bình luận về thông tin này, đa số cứ tưởng rằng bấy lâu nay mình được thưởng hóa ra không phải.

“Thế mà cứ nghĩ mình làm giỏi quá nên cuối năm nào cũng được thưởng thêm tháng lương huhu.”

“Ơ thế bây giờ mình đòi công ty thêm thưởng có được không nhỉ?”

“Chưa bao giờ được nhận cả lương tháng 13 lẫn thưởng luôn.”

“Sếp ơi cho em xin thêm thưởng với ạ.”

“Chẳng lo, cứ chạy doanh số cho công ty, hoa hồng tha hồ không cần thưởng luôn.”

Lương tháng thứ 13 nhất định không được nhầm lẫn với thưởng Tết, tuy nhiên nếu công ty chẳng có khoản nào “bỗi dưỡng” thêm cho bạn thì họ cũng chưa chắc đã sai đâu nhé.

Thưởng Tết không nhất thiết phải là tiền, có thể bằng sản phẩm công ty

Theo như Luật lao động Việt Nam thì các doanh nghiệp có thể tùy thuộc vào tình hình tài chính cuối năm mà tặng thưởng phù hợp cho nhân viên của mình. Hình thức thưởng vô cùng đa dạng.

Không phải là tiền, công ty có thể tặng cổ phần, sản phẩm mình tự tạo ra hoặc một chuyến du lịch cho cả cơ quan cùng xả hơi và gắn chặt tinh thần đồng đội.

Bên cạnh đó, thậm chí doanh nghiệp làm ăn thua lỗ có thể không thưởng Tết cho nhân viên cũng chẳng sao, Luật cho phép điều này để phù hợp hơn với thực trạng kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, các công ty vẫn cố gắng tặng thưởng cho nhân viên để thúc đẩy tinh thần làm việc và “giữ chân” những cá nhân ưu tú, có thành tích nổi bật đối với sự phát triển chung của tổ chức.

Thay vì chỉ thưởng Tết cho người lao động bằng tiền, bắt đầu từ ngày 1-1-2021, tại khoản 1, điều 104, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua quy định, chủ sử dụng lao động (SDLĐ) không chỉ trả tiền thưởng bằng tiền mặt mà có thể trả bằng hiện vật và các tài sản khác có giá trị như tiền. Như vậy, có nghĩa là chủ SDLĐ có thể quy đổi tiền tưởng bằng hiện vật trả cho người lao động (NLĐ).

Theo đó, hiện vật thưởng Tết có thể là hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (DN), hoặc các phiếu mua hàng…

“Ở đây có một điều rất đáng lưu ý, nếu như DN trả sản phẩm đó không ngang bằng với giá trị tiền thưởng thì chính là đã cúp tiền thưởng của NLĐ. Ví dụ tiền thưởng của NLĐ là 10 triệu thì sản phẩm đó phải bằng 10 triệu trở lên chứ không thể dưới 10 triệu. Đó là một nguyên tắc”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

“Người lao động có quyền từ chối nếu doanh nghiệp trả thưởng bằng sản phẩm dịch vụ mà họ không thích hoặc giá trị sản phẩm dịch vụ không bảo đảm bằng đúng tiền thưởng của mình”, đó là khẳng định của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi.

Nguồn: https://namastehostnews.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *